0

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần do nghiện game | Safe and Sound

Rối loạn tâm thần do nghiện game được bác sĩ tâm thần định nghĩa là việc chơi game liên tục hoặc thường xuyên, gồm cả game kỹ thuật số hoặc video game, tới mức ưu tiên và coi trọng hơn tất cả các hoạt động khác, chơi thường xuyên game bất chấp những hậu quả tiêu cực.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Rối loạn tâm thần do nghiện game là gì?

Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công nhận nghiện game là một bệnh về tâm thần. Rối loạn tâm thần do nghiện game là việc chơi game liên tục hoặc thường xuyên, gồm cả game kỹ thuật số hoặc video game, tới mức ưu tiên và coi trọng hơn tất cả các hoạt động khác. Ngoài ra, các triệu chứng khác cũng bao gồm "việc thường xuyên chơi game bất chấp những hậu quả tiêu cực".

Đến nay, nghiện game được bác sĩ tâm thần định nghĩa là "Không thể kiểm soát cảm xúc thèm muốn chơi game, liên tục coi việc chơi game là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, bất chấp mọi nhu cầu và hoạt động, sở thích hàng ngày khác".

Ảnh 1: WHO chính thức công nhận nghiện game là bệnh tâm thần

Nói cách khác, nếu như một người dành nhiều đêm thức để cày game, mặc kệ tất cả mọi việc xung quanh, bất chấp các việc cá nhân hay lao động, các bác sĩ tâm thần có thể khẳng định đó là người mắc hội chứng rối loạn tâm lý vì game. Nếu tình trạng này kéo dài 12 tháng, đó sẽ được coi là tình trạng "bệnh nghiện game". Như vậy, 12 tháng là khoảng thời gian để kết luận và chuyển giao giữa 2 mức độ từ hội chứng lên bệnh lý.

2. Triệu chứng rối loạn tâm thần do nghiện game

  • Suy nghĩ về việc chơi game: tất cả hoặc rất nhiều thời gian Cảm thấy tồi tệ khi không thể chơi
  • Cần dành nhiều thời gian hơn để chơi.
  • Không thể bỏ cuộc hoặc thậm chí không thể chơi ít hơn Không muốn làm những việc khác mà đã từng thích
  • Gặp sự cố ở vì chơi game.
  • Chơi bất chấp những hậu quả xảy ra.
  • Nói dối những người gần gũi về việc dành bao nhiêu thời gian để chơi. Sử dụng trò chơi để giảm bớt tâm trạng và cảm giác tồi tệ.
  • Không kiểm soát được cảm xúc khi chơi game.

Triệu chứng trầm cảm

  • Khí sắc kém, trầm buồn, mệt mỏi, ngơ ngác
  • Mất dần các sự hứng thú với những hoạt động, lĩnh vực khác ngoài game.
  • Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ rất ít.
  • Thay đổi thói quen và cảm giác ăn ngon
  • Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể kiệt quệ do chơi game
  • Rối loạn tâm thần vận động
  • Mất tập trung, khó suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định đối với cuộc sống thực tại
  • Có cảm giác tội lỗi, cho rằng bản thân vô dụng. Mặc dù họ nhận thức được rằng việc vùi đầu vào chơi game là một sai lầm nhưng họ không thể tự kiềm chế bản thân và ngừng việc này lại.

Dấu hiệu phát hiện sớm nghiện game:

  • Ngồi chơi game online liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, thường là hơn 2 tiếng
  • Họ luôn bị thu hút, hấp dẫn và thôi thúc bởi những hình ảnh có trong game.
  • Họ có nhiều xu hướng giấu người thân, cha mẹ, bạn bè để được thường xuyên chơi game
  • Dành hầu hết thời gian rảnh trong ngày để chơi game
  • Có thể quên đi cả những sự kiện, việc làm quan trọng khi đã bắt đầu chơi.
  • Vẫn tiếp tục chơi game mặc kệ những khó khăn, trục trặc trong học tập, công việc cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh.
  • Có nhiều xu hướng hành xử giống như các nhân vật có trong game, dấu hiệu suy nhược cơ thể.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tâm thần do nghiện game

Ảnh 2: Hành vi chơi game có thể liên tục hoặc từng đợt và tái diễn trong thời gian dài

Điều kiện cần:

  • Hành vi chơi game có thể liên tục hoặc từng đợt và tái diễn trong 12 tháng.
  • Biểu hiện trong một khoảng thời gian
  • Không thể giải thích hành vi chơi game này bằng một rối loạn tâm thần khác (giai đoạn hưng cảm) hay rối loạn nghiện chất.
  • Suy giảm đáng kể năng lực giao tiếp với cá nhân, gia đình, xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.

Điều kiện đủ:

  • Hành vi chơi game dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như chơi nhiều ngày không nghỉ, ảnh hưởng sức khỏe thể chất thì có thể chẩn đoán với thời gian 6 tháng. 
  • Không thể tự kiểm soát hành vi chơi game hoặc tự giảm thời gian cho dù chịu sự áp đặt của người khác
  • Nhu cầu tăng dần thời gian hoặc tần suất chơi hay tăng độ khó khi chơi nhằm duy trì hoặc vượt qua mức độ phấn khích trước đó.
  • Bị thôi thúc hoặc thèm muốn chơi game ngay cả khi đang trong hoạt động khác.
  • Có sự cổ vũ, củng cố hành vi của nhóm đồng đẳng. Bất kể sự đóng góp của nhóm đồng đẳng là nhiều hay ít vẫn có thể đưa ra chẩn đoán nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khác.
: Dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần do nghiện game | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound